GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2024/NĐ-CP NGÀY 18/11/2024 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2018/NĐ-CP NGÀY 16/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Nghị định số 91/2024/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/7/2024.
I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kết cấu gồm: 4 Điều: Điều 1 (sửa đổi một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Điều 2 (Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, phụ lục của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Điều 3 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện); Điều 4 (Điều khoản thi hành).
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của 33 điều và bổ sung 01 điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; bổ sung 03 phụ lục (IA, VIII, IX) và thay thế 02 phụ luc (II, VII); thay thế Nghị định số 83/2020/8NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ; cụ thể:
- Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về:
(i) Một số giải thích từ ngữ; tiêu chí rừng tự nhiên, rừng trồng;
(ii) Thành lập khu rừng đặc dụng, phòng hộ; khai thác rừng đặc dung, phòng hộ và sản xuất;
(iii) Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện đề án, dự án và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong phòng hộ, rừng sản xuất;
(iv) Kế hoạch CMĐSDR; trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng. quyết định chủ trương CMĐSDR, thu hồi rừng, quyết định CMĐSDR;
(v) Dịch vụ môi trường rừng; một số hoạt động được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;
- Bổ sung quy định về điều chỉnh chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2024/NĐ-CP
1. Bổ sung quy định về: Điều chỉnh tăng, giảm diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển loại rừng đặc dụng; về tiêu chí, trình tự thủ tục điều chỉnh phân khu chức năng của rừng đặc dụng;
2. Về quản lý hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
- Quy định cụ thể nội dung, trình tự phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí trong rừng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt ở địa phương từ UBND cấp tỉnh bằng Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Bổ sung quy định cụ thể hơn lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng về: nội dung, thủ tục, cách thức thực hiện, tính điểm. Chủ dự án thuê môi trường rừng không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích thuê môi trường;
- Quy định cụ thể về quản lý các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng: Hướng tới quản lý rừng bền vững, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua quy định về quy mô, tỷ lệ phần trăm được phép xây dựng công trình trong các loại rừng và từng phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; đồng bộ với quy định pháp luật về đất đai và xây dựng trong cấp phép xây dựng.
3. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng
Nghị định đã quy định cụ thể, đầy đủ về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng , thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tháo gỡ được vướng mắc của NĐ 156/2018/NĐ-CP là thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất.
4. Chuyển loại rừng
- Quy định đối tượng phải thực hiện xây dựng phương án chuyển loại rừng là các cơ quan, đơn vị tthuôc cơ quan nhà nước thay cho chủ rừng, cụ thể: UBND cấp huyện xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã quản lý; Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là tổ chức, khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc UBND cấp tỉnh quản lý; Vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án chuyển loại rừng được giao quản lý;
- Giảm thời gian thực hiện TTHC từ 75 ngày làm việc xuống còn 50 ngày đối với trường hợp do địa phương phê duyệt; từ 45 ngày làm việc xuống còn 30 ngày đối với trường hợp do Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
5. Về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR chỉ còn 1 cấp là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (không còn cấp Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ; HĐND quyết định chủ trương CMĐSDR gồm cả rừng tự nhiện và rừng trồng; không phân biệt về quy mô diện tích rừng để trình các cấp khác nhau);
- Đối với dự án dự án đầu tư có đề xuất CMĐSDR thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, HĐND cấp tỉnh thì Văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án đồng thời là chủ trương CMĐSDR của dự án;
- Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương CMĐSDR đơn giản về hồ sơ, giảm thời gian thực hiện TTHC (từ 50 ngày xuống 35 ngày);
- Quy định rõ tiêu chí dự án được CMĐSDR tự nhiên và đã được mở rộng hơn về đối tượng (Bổ sung dự án Khu công nghiệp, cụm công nghiệp);
- Bổ sung quy định mới về điều chỉnh chủ trương CMĐSDR.
5. Công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển rừng
- Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Không phải thực hiện quy định về quyết định chủ trương CMĐSDR, quyết định CMĐSDR sang mục đích khác.
6. Về dịch vụ môi trường rừng
- Bổ sung quy định về điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng:
Xác định số tiền cho 01ha rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Đối với diện tích rừng có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.
- Bổ sung danh mục các cơ sở Công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước làm cơ sở để xác định cụ thể ngành nghề cơ sở công nghiệp có sử dụng nước để thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp.
- Quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng: “có vị trí nằm trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng”.
7. Quy định chuyển tiếp
- Quy định các trường hợp về quyết định chủ trương CMĐSDR đã được thực hiện và đang thực hiện trước ngày Nghị định số 91/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được thực hiện theo quy định hiện hành hoặc theo quy định của Nghị định này;
- Đối với cho thuê môi trường rừng đã ký hợp đồng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục thực hiện theo thời gian của hợp đồng đã ký và nội dung quy định tại Nghị định này;
- Đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, quyết định CMĐSDR đã được tiếp nhận, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện và hoàn thành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày. Trường hợp không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.